[Tủ NMTHCT] Quyển 3 – Chủ nghĩa Tự do cá nhân

Tải về tại đây:

Thông số sáchGiới thiệuMục lục

Tên sách: Chủ nghĩa Tự do cá nhân và các Nhà tư tưởng Chính của Nó

Biên soạn: Minh Anh & Vi Yên [Nhóm Tinh Thần Khai Minh]

Tủ sách: Nhập môn Triết học Chính trị, Quyển 3

Số trang: 339 trang. 01/05/2016

Hướng dẫn trích nguồn: Minh Anh & Vi Yên, Ebook “Chủ nghĩa Tự do Cá nhân và các Nhà tư tưởng Chính của Nó”, Tủ sách Nhập môn Triết học Chính trị, Nhóm Tinh Thần Khai Minh, 2016.

Quyển “Chủ nghĩa Tự do Cá nhân” trình bày các dạng chính của chủ nghĩa tự do cá nhân và một số nhà tư tưởng chính của nó.

Bài 1 giới thiệu tổng quan về các dạng chủ nghĩa tự do cá nhân. Bài 2 nêu lên mười nguyên tắc chính mà chủ nghĩa tự do cá nhân theo đuổi. Bài 3, 4 giới thiệu tư tưởng của John Locke, người hình thành nên chủ nghĩa tự do cổ điển, cũng như là nguồn cảm hứng cho các nhà tự do cá nhân trong thế kỉ 20. Bài 5, 6 giới thiệu tư tưởng của John Stuart Mill, vốn nổi tiếng với tác phẩm “Bàn về tự do”, trong đó đưa ra một sự bảo vệ thuyết phục cho những sự tự do như: tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp… Bài 7 giới thiệu về tư tưởng của Robert Nozick, người bảo vệ sự tự do cá nhân dựa trên nền tảng quyền cá nhân. Tiếp nối truyền thống của Locke, tức trên nền tảng quyền tự nhiên, nhưng giải quyết với các thách thức mới, mà cụ thể ở đây là lý thuyết tái phân phối của John Rawls. Bài 8, 9, 10 giới thiệu về tư tưởng của Hayek, Hayek là người bảo vệ tự do cá nhân dựa trên nền tảng công lợi. Hayek có nhiều đóng góp cho nhiều lĩnh vực với các ý tưởng như trật tự tự phát, sự phân hữu tri thức… Bài 11, 12 giới thiệu về tư tưởng của Ayn Rand. Vốn là một nhà văn có nhiều ảnh hưởng, các tác phẩm của bà luôn thấm đẫm các triết lý của chủ nghĩa tự do cá nhân. Rand bảo vệ tự do cá nhân trên nền tảng đạo đức, mà bà gọi là Thuyết khách quan.

Lời nói đầu……………………………………………………………………….. 3

Chủ nghĩa Tự do cá nhân [Libertarianism]………………………………. 5

Các khái niệm chính của chủ nghĩa Tự do cá nhân…………………….. 38

Lý thuyết của John Locke về nhà nước đạo đức………………………… 46

John Locke: Tự do như một quyền tự nhiên…………………………….. 69

Đọc lại “Bàn về Tự do” của John Stuart Mill…………………………….. 85

Sự bảo vệ của John Stuart Mill đối với Tự do cá nhân…………………. 128

Tư tưởng chính trị của Robert Nozick…………………………………….. 158

Thế kỷ Hayek [Friedrich A. Hayek]………………………………………… 199

Sử dụng tri thức trong xã hội………………………………………………… 214

Vấn đề tri thức trong “Trật tự tự phát” của Hayek………………………. 248

Ayn Rand………………………………………………………………………….. 297

Vài nét về đạo đức học của chủ nghĩa khách quan………………………. 318

 

kmnmthctbiasachquyen3