Ba khu vực

Thông tin chi tiết

Mục: Three Regions (Ba khu vực)

Sách: Political Order and Political Decay: From the Industrial Revolution to the Globalization of Democracy

Tác giả: Francis Fukuyama

Chuyển ngữ: Vũ Ngọc Khánh

Hiệu đính: Minh Anh

Hướng dẫn trích nguồn: Francis Fukuyama. 2014. Three Regions (bản dịch của Vũ Ngọc Khánh). Political Order and Political Decay: From the Industrial Revolution to the Globalization of Democracy. Farrar, Straus and Giroux. Sản phẩm do nhóm Tinh Thần Khai Minh chủ trương chuyển ngữ.

Tải về tại đây:

BA KHU VỰC

Tác giả: Francis Fukuyama

Chuyển ngữ: Vũ Ngọc Khánh

Hiệu đính: Minh Anh

 

Mỹ Latinh, vùng hạ Sahara Châu Phi và Châu Á được so sánh với nhau; sức mạnh của nhà nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc phân biệt ba khu vực trên cũng như giải thích thành quả kinh tế của chúng;  những kế thừa từ chủ nghĩa thực dân chỉ giải thích một phần cho các hệ quả đương đại.

 

Phần đầu của cuốn sách đã đặt ra câu hỏi tại sao các nhà nước Weber, hiện đại (các nước theo quan điểm của Weber) chỉ xuất hiện ở một vài khu vực phát triển trên thế giới chứ không phải tất cả. Phần 2 tiếp tục nghiên cứu này  đối với những khu vực phát triển muộn hơn và phải đương đầu với chủ nghĩa thực dân phương Tây, tập trung vào Mỹ La tinh, vùng hạ Sahara Châu Phi và Đông Á. Trong khi có những thay đổi lớn trong mỗi khu vực, thì cũng có những sự khác biệt có tính hệ thống nhất định giữa các khu vực với nhau, điều này cho phép chúng ta  bàn tới những đường lối phát triển cho từng khu vực riêng biệt.

Trong 3 khu vực, Đông Á đã có tỷ lệ phát triển cao nhất từ nửa sau thế kỷ 20, xem Bảng 5. Điều có thể gây bất ngờ cho một số người là nhìn chung thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ La tinh cao hơn Đông Á. Điều này là bởi sự tồn tại của một số nước rộng lớn và tương đối nghèo ở khu vực Đông Á như Indonesia và Philippines, và thực tế là, trong khi Trung Quốc, một ngôi sao sáng  trên nhiều  lĩnh vực, vẫn còn có số lượng lớn dân cư nông thôn  nghèo.

Về thể chế chính trị, có nhiều sự khác biệt, Mỹ La tinh đã làm tốt hơn Đông Á và đặc biệt tốt hơn so với vùng hạ Sahara Châu Phi. Khu vực này xét một cách tổng thể nằm trong top 50% ở tất cả 6 chỉ số trong nhóm chỉ số quản trị toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (xem Đồ thị 17), và đặc biệt được xếp hạng cao với chỉ số “Tiếng nói và Trách nhiệm giải trình”, một tiêu chuẩn đánh giá tính dân chủ và sự tham gia chính trị. Đông Á rất kém trong hạng mục này và vùng hạ Sahara châu Phi tụt hậu ở cả 6 chỉ số. Điều này phản ánh thực tế rằng mặc dù tất cả các khu vực đã chứng kiến sự gia tăng số lượng các nước dân chủ trong Đợt sóng dân chủ hóa thứ ba bắt đầu vào đầu những năm 1970, xu hướng này là mạnh mẽ nhất ở Mỹ La tinh. Quốc gia rộng lớn và năng động nhất về kinh tế ở Châu Á, Trung Quốc, vẫn còn là một chế độ độc tài Cộng sản, tương tự với Việt Nam và Bắc Triều Tiên. Quốc gia tương tự duy nhất như vậy ở bán cầu Tây là Cuba, mặc dù đã có sự suy giảm rõ rệt về mức độ dân chủ tại Venezuela, Ecuador, Nicaragua và một số quốc gia khác vào những năm 2000.

Bảng 5. Tốc độ phát triển và GDP bình quân đầu người

  Tỷ lệ phát triển

1961-2011 (%)

GDP bình quân

đầu người 2011*

Đông Á 7.3 $7,294
Mỹ La tinh 3.8 11,595
Vùng hạ Sahara châu Phi 3.50 2,233
OECD (Các nước phát triển) 3.2 38,944

Nguồn: Ngân hàng thế thế giới

* GDP bình quân đầu người là sức mua ngang giá

       1                      2             3                  4               5                   6
Đông Á
Hạ Sahara Châu phi
Mỹ La tin

Biểu đồ 17. So sánh các khu vực, Chỉ số quản trị toàn cầu1

1 Tiếng nói và trách nhiệm giải trình 4 Chất lượng quy định
2 Sự ổn định chính trị và không có bạo lực, khủng bố 5 Pháp quyền
3 Hiệu quả của nhà nước 6 Kiểm soát tham nhũng

Về mặt dân chủ, Mỹ La tinh làm tốt hơn Đông Á, trong khi đó về mặt hiệu quả nhà nước nó kém hơn nhiều. Điểm cho sự ổn định chính trị và pháp quyền giữa Mỹ La tinh và Đông Á tương tự, và còn khu vực hạ Sahara Châu Phi thì thấp hơn nhiều.

Biểu đồ 18. Hệ số Gini, các quốc gia được chọn

Sự khác nhau giữa các khu vực còn có thể được đo lường bằng sự bất bình đẳng, được chỉ ra tại Biểu đồ 18. Biểu đồ đưa ra số liệu chỉ số Gini cho một nhóm các quốc gia được chọn (Chỉ số Gini thay đổi từ 0 tới 100, với 0 biểu thị sự bình đẳng hoàn hảo và 100 biểu thị hoàn toàn bất bình đẳng). Các quốc gia hạ Sahara châu Phi có nhiều khác biệt: Ethiopia tương đối bình đẳng, trong khi các đất nước nhiều dầu mỏ như Nigeria và Angola có sự bất bình đẳng cao. Ở Đông Á, Nhật Bản, Hàn Quốc có tỷ lệ bất bình đẳng thấp từ những năm 1950, cũng như Trung Quốc vào giai đoạn cai trị của Mao. Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng vào những năm 2000, sự phân phối thu nhập của Trung Quốc dịch chuyển tới mức độ bất bình đẳng tương tự như hầu hết các nước Mỹ La tinh. Trong những thập kỷ này, tỷ lệ bất bình đẳng ở Mỹ La tinh đã bắt đầu giảm nhẹ. Tuy nhiên khu vực này vẫn tồn tại khoảng cách lớn giữa người giàu nghèo lớn, điều này gây ra những hậu quả chính trị tai hại.2

Dĩ nhiên, thống kê trung bình về  tăng trưởng và quản lý kinh tế đã che giấu đi sự khác nhau quan trọng giữa các khu vực. Mỹ La tinh bao gồm các quốc gia vô cùng nghèo như Haiti, Guatemala, Paraguay và  Brazil, đất nước xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao như máy bay phản lực cho thê giới. Tuy nhiên, mỗi trong các khu vực này có những đặc trưng nhất định tạo nên sự tương đồng của các quốc gia trong khu vực và khác biệt với những quốc gia trong khu vực khác. Nhiều nước Mỹ La tinh đã trải qua một vòng xoáy lạm phát, khủng khoảng, mất giá tiền tệ và suy thoái kinh tế hầu hết trong giai đoạn khủng hoảng nợ đầu những năm 1980 (và ở Argentina, đầu những năm 2000). Ngược lại, những nền kinh tế phát triển nhanh ở Đông Á đã trải qua giai đoạn này mà không chịu thương tổn. Khu vực hạ Sahara châu Phi đã trải qua  cuộc khủng hoảng nợ tương tự và thậm chí trầm trọng hơn Mỹ La tinh vài năm sau đó, điều này đã dẫn tới việc một số quốc gia yêu cầu giảm nợ từ chủ nợ trước khi có thể bắt đầu phát triển trở lại một lần nữa. Trong khi ngày nay các quốc gia Mỹ La  tinh  đa phần là dân chủ, điều này không  phải lúc nào cũng đúng, trong giai đoạn những năm 1960, 1970, các chính phủ quân sư đàn áp lên nắm quyền ở Brazil, Argentina, Chile, Peru, Bolivia và  một  số nơi khác. Hầu hết cái gọi là “những nhà nước phát triển”- các quốc gia đã sử dụng thành công quyền lực nhà nước (thường dưới chế độ độc đoán) để  thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng – tập trung ở Đông Á. Rất khó để tìm được các quốc gia  tương tự ở Mỹ La tinh hoặc hạ Sahara châu Phi.3

NHỮNG CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Phần II bắt đầu với những lý thuyết đa đạng nêu ra để giải thích các kết quả phát triển đương đại như là hệ quả của các di sản địa lý, khí hậu và  thực dân. Tất cả các lý thuyết đó đều có một số giá trị, tuy nhiên bản chất của hành vi xã hội của con người quá phức tạp đến mức một rất ít lý thuyết đã lần theo các hệ quả tới một số yếu tố đơn nhất mà liên quan đến mọi khu vực.

Những lý thuyết liên kết sự phát triển chính trị (và do đó là kinh tế) với địa lý và khí hậu có thể  lý giải những hệ quả quan trọng nhất định. Các nhà kinh tế học tập trung vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên: các điều kiện thiết yếu cho việc khai thác các mỏ vàng, bạc hoặc đồn điền nông nghiệp, dẫn tới sự nô dịch hóa người dân bản địa hoặc sự nhập khẩu nô lệ từ châu Phi. Các ngành công nghiệp khai thác đã tạo ra nền tảng kinh tế cho các chính phủ độc tài ở vùng đất Tân Thế giới.

Tuy nhiên, các thiết chế độc tài ở Mỹ Latinh khá phức tạp. Trật tự chính trị được tạo ra ở Peru và Mexico là các thuộc địa của người định cự, vốn đã thành công trong việc xóa bỏ hầu như tất cả các dấu vết thể chế của các cấu trúc nhà nước tiền Columbia tồn tại trước đó. Như là các thuộc địa, họ có xu hướng tái lập các xã hội trong thương, và dựa trên cơ sở giai cấp sao chép từ bán đảo Iberian, nơi những lao động bản xứ và người lai đã thay thế cho giai cấp nông dân châu Âu da trắng. Nhà vua Tây Ban Nha ban đầu cố gắng để tạo ra một hình thức cai trị trực tiếp chuyên chế mạnh  ở châu Mỹ, nhưng thực tế về khoảng cách đồng nghĩa với việc nó chỉ có thể áp đặt một quyền lực yếu hơn nhiều cho các thuộc địa của nó so với quê nhà. Thể chế chuyên chế của Tây Ban Nha là một thể chế yếu, không có năng lực thu thuế hoặc đáp ứng những nhu cầu ngân sách của chính nó ở châu Âu, và thậm chí kém hơn khi làm như vậy với các thuộc địa Creole ương ngạnh của nó ở Tân Thế giới. Bởi vậy, thực dân Creoles đã tạo cho chính họ những chính phủ đầu xỏ dựa trên cơ sở đặc lợi hơn là tự do, thứ đã tồn tại được qua giai đoạn chuyển dịch sang các quốc gia độc lập khi các thuộc địa được giải phóng khỏi Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 19. Mỹ La tinh ở  thế kỷ 21 tiếp tục tồn tại với di sản này, với tư cách là khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới.

Địa lý cũng quan trọng trên nhiều phương diện, như Montesquieu đã chỉ ra. Có một số địa thế nhất định phù hợp hơn với việc xây dựng và phát triển các đội quân lớn. Ở lục địa Á Âu (chủ yếu  là Trung Quốc và Nga), địa thế đất đai tương đối mở đã khuyến khích sự cố kết của những nhà nước tập trung lớn, trong khi khu vực hạ Sahara Châu Phi, những khó khăn của việc cai trị trên những sa mạc, những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn đã cản trở sự hình thành nhà nước. Châu Âu phần nào nằm ở giữa: địa lý của nó khuyến khích sự hình thành của các đơn vị chính trị trung bình, nhưng điều này cũng ngăn cản sự phát triển của một quốc gia tới mức có thể thâu tóm toàn bộ khu vực.

Khu vực Mỹ La tinh có địa lý tương đồng với khu vực hạ Sahara châu Phi hơn là châu Âu. Lục địa này về tổng thể bị chia cắt bởi những ngọn núi, cánh rừng, sa mạc và bởi những đường liên lạc bắc nam chiếm ưu thế, thành những khu vực không thể tiếp cận lẫn nhau và do đó không tạo điều kiện hình thành những đế chế lớn. Theo sau sự sụp đổ về mặt nhân khẩu học của dân bản xứ trong khu vực, có rất ít nơi trên lục địa với mật độ dân số đủ lớn để hỗ trợ những nhà nước quyền lực. Hơn nữa, một khi quá trình xâm lấn thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bắt đầu, thặng dư không được tái đầu tư tại thuộc địa mà được xuất khẩu về nước dưới những quy tắc trọng thương vô cùng thiếu hiệu quả.

Vào nửa sau của thế kỷ 18, Mỹ La tinh xét về tổng thể thì không khác biệt nhiều với châu Âu về chính trị. Cả hai đều bị thống trị bởi chế độ chuyên chế và giới đầu xỏ về kinh tế, vốn đã sử dụng quyền lực chính trị để bảo vệ đặc quyền của mình. Tuy nhiên trong hai thế kỷ kế tiếp, châu Âu đã trải quả chuỗi những thay đổi chính trị sâu sắc. Sự thay đổi này đã khiến châu Âu  trở nên dân chủ và bình đẳng về kinh tế hơn so với khu vực Mỹ La tinh. Một trong những nguyên nhân chính là bạo lực ở mức độ cao, đặc biệt trong giai đoạn này, bắt đầu với cách mạng Pháp và các cuộc chiến của Napoleon, tiếp đến là những cuộc chiến tranh cho sự thống nhất của Ý, và Đức và kết thúc bằng biến động lớn của hai cuộc chiến tranh thế giới. Chạy đua vũ trang đã dẫn tới sự hình thành và củng cố các nhà nước hiện đại và hùng mạnh,  như trong trường hợp các cải cách Stein-Hardenberg ở Prussia. Cùng lúc đó, quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng đã thu hút hàng triệu nông dân rời bỏ miền quê tới những thành phố đa dạng và đông đúc. Sự thay đổi này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện khái niệm hiện đại mới về bản sắc dân tộc, điều mà một lần nữa gây ra những xung đột về quân sự nghiêm trọng hơn. Chủ nghĩa dân tộc đã giúp củng cố các nhà nước hiện đại. Và đồng thời cả các cuộc cách mạng bên trong và chiến tranh bên ngoài đã thành công trong việc xóa bỏ toàn bộ các giai cấp xã hội, như tầng lớp quan chức dễ bị mua chuộc ở Pháp và tầng lớp Junker ở Đức, những tầng lớp đã từng là trụ cột của trật tự đầu sỏ cũ.

Con đường phát triển của Mỹ La tinh rất khác biệt. Không có cuộc Cách mạng tương tự như Pháp để thủ tiêu giới đầu xỏ chính trị cũ, cũng không có sự cạnh tranh quốc tế kéo dài để thúc đẩy sự hình thành các nhà nước hiện đại. Bản sắc của các quốc gia vẫn yếu, chủ yếu vì sự đa dạng sắc tộc và chưa có sự công nghiệp hóa hoặc công nghiệp hóa còn chậm, điều đó có nghĩa là sự xung đột diễn ra thường xuyên giữa các giai cấp ở bên trong một quốc gia hơn là giữa các quốc gia. Đến năm 1945, giới chóp bu ở châu Âu bị làm cho kiệt sức đã sẵn sàng thừa nhận cả nền dân chủ tự do và nhà nước phúc lợi tái phân phối để đảm bảo hòa bình xã hội. Trong khi giới chóp bu của Mỹ La tinh phải đối mặt với nguy cơ biến động xã hội, đặc biết là sau cuộc Cách mạng Cuba, song điều này không đủ nghiêm trọng để khuyến khích xây dựng nhà nước và tái phân phối như quy mô ở châu Âu. Cũng không có sự đồng thuận xã hội như ở châu Âu xoay quanh giữa các đảng trung tả và trung hữu ôn hòa, mà có sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc hơn. Chỉ vào những năm 2000,  một trật tự chính trị theo kiểu châu Âu hơn mới xuất hiện ở Chile và Brazil.

Địa lý, khí hậu và các di sản thuộc địa không giải thích được hết các kết quả ngày nay ở mọi nơi. Argentina, mà khí hậu và lịch sử thuộc địa đã giải phóng nó khỏi sự bất bình đẳng và sự phát triển chậm của phần còn lại của lục địa trong thế kỷ 19, đáng lẽ ra phải tiếp tục thịnh vượng. Thực tế không như vậy vì những lựa chọn tồi của giới tinh hoa ở quốc gia này vào đầu thế kỷ 20. Mặc dù địa hình và thời tiết thuận lợi hơn của nó, nó thừa hưởng một vài nét văn hóa chính trị từ bộ phần cổ xưa hơn của Mỹ La tinh, kiểu lãnh đạo cá nhân và độc tài. Ngược lại, Costa Rica lẽ ra đã trở thành một đất nước nghèo đói và bất ổn ở Trung Mỹ đặc trưng bởi nền độc tài và nội chiến nhưng nó lại phát triển thành một nền dân chủ ổn định bởi vì lựa chọn đúng đắn của tầng lớp tinh hoa tại một số thời điểm lịch sử quan trọng.

Trường hợp ở hạ Sahara Châu phi lại hoàn toàn khác biệt. Di sản nguy hại của chủ nghĩa thực dân châu Âu không phải là một nhà nước độc tài “khai thác” mà là sự thiếu vắng hoàn toàn các thiết chế mạnh. Sự tranh giành thuộc địa ở châu Phi đã diễn ra rất muộn, trong những thập niên cuối của thế kỷ 19, khi các lãnh thổ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Tân Thế giới đã được 450 năm. Không giống như ở Mỹ La tinh, các nhà thực dân châu Âu đầu tiên đã không tìm ra dân cư rộng lớn hay nguồn tài nguyên khoáng sản để khai thác ở châu Phi. Hơn nữa, các căn bệnh nhiệt đới, thời tiết và nhiều yếu tố khác đã làm cho khu vực không thể trú ngụ cho người định cư Âu, trừ những khu vực ôn hòa ở phía Nam. Điều đơn giản là đã không có thời gian hay nguồn lực để xây dựng các thiết chế trước khi các yêu cầu độc lập nổi lên ở giữa thế kỷ 20. Thực tế là những thuộc địa châu Phi chỉ được tạo ra để trả chi phí cho quản lý của riêng nó đã khiến những người châu Âu tìm kiếm một cách rẻ mạt thông qua “sự cai trị gián tiếp”, sử dụng các nhân tố châu Phi địa phương để bòn rút thuế hoặc ép buộc đàn ông trẻ lao động nặng nhọc. Hệ thống đổ nát này, được áp đặt trên các lãnh thổ phản ánh các kết quả của sự cạnh tranh chiến lược hơn là thực tế sắc tộc, là di sản chính trị để lại cho khu vực hạ Sahara châu Phi độc lập sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Không giống như Mỹ La tinh, châu Phi sau khi độc lập không có tầng lớp tinh hoa cố hữu, vốn giật dây sau hậu trường. Sự độc lập từ ách thống trị thực dân đã mở ra những cơ hội cho giai cấp tinh hoa mới nổi lên, phần lớn là tầng lớp tri thức thành thị vốn có quan hệ gần gũi với chính quyền thực dân. Không có một cơ sở xã hội đảm bảo, hoặc giới địa chủ quý tộc hoặc nền kinh tế tư bản nhỏ, nhiều người nhìn vào bản thân nhà nước như một con đường chính để thăng tiến về mặt kinh tế. Do đó, các nhà nước kém cỏi đã được nhồi nhét với những nhân viên bảo trợ, ngày càng tăng về quy mô và làm suy yếu hơn nữa khả năng để phân phát các dịch vụ thực sự. Chính trị đi đến trở thành một cuộc tranh giành kiểu tân thân hữu trong việc chiếm giữa nhà nước và các nguồn lực của nó, với các nhóm khác nhau xếp hàng để “kiếm ăn”. Trong những điều kiện này, không có bộ máy quan liêu thường trực đại diện cho lợi ích công cộng rộng lớn hơn hoặc có thể áp chế giới tinh hoa và buộc họ phải tuân theo các luật chơi duy lý về kinh tế.

Mọi người thường nhận xét rằng những khó khăn/chật vật của hạ Sahara châu Phi là do ranh giới lãnh thổ được để lại cho các quốc gia mới độc lập không phù hợp với thực tế của bản sắc bộ lạc và sắc tộc của nó. Sự khôn ngoan máy móc này là sai lầm nếu ngụ ý rằng một hình thức phân chia ranh giới thông minh hơn sẽ dẫn đến các nhà nước sau độc lập cố kết hơn. Điều này chỉ đúng trong một phạm vi giới hạn: ví dụ như Sudan, đã không phải trải qua hai cuộc nội chiến kéo dài và tốn kém nếu Nam Sudan và Darfur không bị Anh gán vào lõi Arab quanh Khartoum. Nhưng nhiều khu vực còn lại ở châu Phi, các nhóm sắc tộc nhỏ hơn nhiều, và được trộn lẫn vào nhau để trở thành cơ sở cho một nhà nước – dân tộc kiểu châu Âu hiện đại. Trái với Đông Á và châu Âu, các đơn vị cấp quốc gia bản xứ mạnh đã không thực hiện công việc bạo lực và vất vả nhằm tạo ra bản sắc trước quá trình thực dân hóa của châu Âu. Đến một mức độ mà các cường quốc thuộc địa đã định hình nên bản sắc, nó thay thế tổ chức bộ lạc mang tính sắc tộc – nghĩa là, thay thế cho các nhóm họ hàng nhỏ bằng các nhóm lớn hơn, thực hiện cho mục đích chia để trị. Các nhà cai trị thuộc địa ở châu Phi không có thời gian cũng như động cơ để tạo ra các nhà nước đủ mạnh để có thể hình thành bản sắc dân tộc và hầu hết tầng lớp tinh hoa xuất hiện sau độc lập đã không coi việc hình thành bản sắc dân tộc là một ưu tiên. Sự yếu kém của bản sắc dân tộc ở hạ Sahara châu Phi chủ yếu do bị bỏ quên. Tanzania là một ngoại lệ của nguyên tắc trên. Sự sáng tạo của Nyerere về  một bản sắc Tanzania chứng tỏ rằng nơi nào mà tầng lớp tinh hoa theo đuổi một dự án như vậy, nó có thể thành công dù cho sự đa dạng sắc tộc to lớn trước đó.

Các xã hội với các thiết chế nhà nước mạnh và bản sắc dân tộc mạnh tương tự tồn tại, trước khi đương đầu với các cường quốc thuộc địa Châu âu, ở các nơi trên thế giới, mà chủ yếu là Đông Á. Thật vậy, Trung Quốc đã phát minh ra nhà nước hiện đại vào thời điểm nhà Tần thống nhất Trung Quốc, trước khoảng 1800 năm khi nó xuất hiện ở châu Âu cận đại. Người Trung Quốc đã tạo ra một nhà nước tập trung, quan liêu và phi cá nhân, cai trị trên một vùng đất bằng phẳng hơn nhiều so với đế chế La mã. Sức mạnh của nhà nước Trung Quốc đã trải qua thịnh suy hàng nghìn năm sau đó, khi nó bị chiếm giữ bởi nhóm có quan hệ nội tộc hoặc bị xâm chiếm bởi người man rợ từ bên ngoài. Tuy nhiên Trung Quốc và các quốc gia xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đã phát triển các chính phủ dựa trên mô hình nhà nước mạnh và đã thành công trong việc đạt được cấp độ tổ chức chính trị cao hơn bất cứ xã hội bản xứ nào ở Mỹ La tinh và vùng hạ Sahara. Những nỗ lực xây dựng nhà nước này được củng cố bởi tính đồng nhất dân tộc tuyệt vời, vốn là kết quả của nhiều thế kỷ xâm chiếm và đồng hóa. Những xã hội này có một cảm quan mạnh mẽ về một nền văn hóa chia sẻ dựa trên nền tảng một ngôn ngữ viết chung và một di sản văn hóa rộng lớn.

Cần lưu ý rằng những khái quát hóa ở trên không đúng cho toàn bộ Đông Á. Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á có lộ trình phát triển chính trị rất khác biệt. Như đã nêu ở chương 22, Indonesia thậm chí đã không tồn tại một nhà nước vào thế kỷ 19 và gần như bị chia rẽ sắc tộc như Nigeria. Singapore và Malaysia là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân Anh, sự thành công hiện nay của chúng không phụ thuộc vào sự tồn tại của nhà nước bản sứ tiền thuộc địa. Tuy nhiên, thật thú vị để lưu ý rằng, ngay cả như vậy các quốc gia này cũng có khả năng xây dựng nhà nước tương đối mạnh và cố kết. Điều này xảy ra như thế nào là một câu chuyện thú vị mà không may mắn lại nằm ngoài phạm vi cuốn sách này.4

Sự thể chế hóa nhà nước rất sớm ở Đông Á khiến cho nó dễ dàng chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài. Nhật Bản là ví dụ thành công nhất trong việc ngăn chặn chủ nghĩa thực dân châu Âu. Và mặc dù Trung Quốc đã bị tấn công và bị chiếm đóng một phần bởi các cường quốc phương Tây, và triều đình nhà Thanh ở Bắc Kinh đã nhiều lần bị làm nhục trong thế kỷ 19, các cường quốc phương Tây chưa bao giờ cố gắng để làm tan rã toàn bộ mối liên kết của nhà nước Trung Quốc. Trong khi quyền lực nhà nước đã bị tan rã vào những năm 1920, 1930 và 1940 trong giai đoạn quân phiệt, nội chiến và sự chiếm đóng của Nhật Bản, một nhà nước tập trung mạnh đã sớm được tái thành lập dưới sự  lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1949. Tương tự, mặc dù bị xâm lược bởi thực dân Pháp, cuối cùng Việt Nam đã dành thắng lợi khi hất cẳng chế độ thuộc địa và đánh bại chế độ kế tục được chống lưng bởi Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà Đông Á là nơi diễn ra hai cuộc cách mạng dân tộc được tổ chức tốt nhất và mạnh nhất trên thế giới, đó là các cuộc cách mạng của Trung Quốc và Việt Nam, mà những nhà lãnh đạo của chúng đã biến đổi năng lực quân đội của họ trở thành sức mạn của nhà nước ngay sau khi dành chiến thắng trong cuộc nội chiến hoặc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng của nó kế thừa một nền đạo đức Nho giáo và hệ thống quan liêu, định hướng cho sự cai trị, thông qua giáo dục và xã hội hóa, hướng tới một khái niệm rộng lớn hơn về lợi ích chung. Hơn nữa, cộng với việc Nho giáo nhấn mạnh vào việc biết đọc, biết viết và giáo dục, đã để lại một lợi ích không chủ định nhưng mang tính quyết định cho sự phát triển kinh tế hiện đại. Sự phát triển nhanh chóng của Đông Á từ nửa sau thế kỷ 20 được thúc đẩy bởi một nhà nước kĩ trị mạnh mà các nhà lãnh đạo của nó, tuy nhiên độc tài, vẫn định hướng đến mục tiêu chung về phát triển kinh tế, xã hội. Rất khó để chúng minh một cách khoa học về một mối quan hệ nhân quả giữa truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời này và hành vi của Ito Hirobumi, Yamagata Aritomo, Park Chung Hee, Lý Quang Diệu và Đặng Tiểu Bình và những chính phủ họ lãnh đạo, tuy nhiên, mối liên hệ vẫn tồn tại. Trong khi một số suy đồi và hầu hết khá độc tài, mức độ lạm quyền nhìn chung được kiểm soát tốt ở châu Á hơn là khu vực hạ Sahara châu Phi. Cũng quan trọng không kém, các nhà lãnh đạo ở Đông Á có năng lực trong quản lý kinh tế tốt hơn và hiểu hơn về tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước một cách chuyên nghiệp. Điều này không có nghĩa  rằng không có nhiều tham nhũng ở khu vực này. Tuy nhiên, so sánh với các khu vực khác trên thế giới, những đối tượng hối lộ đã nhận được nhiều tiền trở lại hơn từ chính các dịch vụ công và những sự phát triển trên diện rộng.

Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc có thể tìm cách hiện đại hóa nền kinh tế của mình trong với sự tồn tại của nhà nước mạnh và cố kết cũng như một bản sắc quốc gia được thiết lập tốt. Ngược lại, các quốc gia mới độc lập ở hạ Sahara châu Phi, thì không thể, và họ cần làm những điều này ngay lập tức – xây dựng nhà nước hiện đại, xây dựng bản sắc dân tộc, tạo ra các thiết chế pháp quyền, tổ chức bầu cử dân chủ  và khuyến khích phát triển kinh tế cùng lúc. Trong khi châu Âu và Đông Á khác nhau về trình tự phát triển thể chế, họ có lợi thế là tiến hành này phát triển trong một giai đoạn đủ dài.

Các nhà nước mạnh ở Đông Á đã phát triển các thiết chế quan liêu trước khi họ có một nền pháp quyền, trong khi ở châu Âu trình tự lại  theo hướng ngược lại. Các nhà nước Đông Á mạnh từ rất sớm vì vậy có thể ngăn chặn sự nổi lên của các nhân tố xã hội độc lập mà có thể thách thức quyền lực nhà nước. Trong khi nền dân chủ tự do châu Âu ra đời từ một sự cân bằng tương đối về quyền lực giữa nhà nước và xã hội, thì cán cân giữa nhà nước – xã hội ở Đông Á lại nghiên về nhà nước. Điều này có nghĩa, ngược lại với hầu hết các nước phát triển trên thế giới, nơi mà sự yếu kém của nhà nước là vấn đề trung tâm, thì điều mà Đông Á thiếu là sự giới hạn của quyền lực nhà nước thông qua luật hoặc sự giải trình trách nhiệm chính trị.

Ở phần I, chúng ta đã thấy rằng các quốc gia dân chủ hóa trước khi chúng có được các thiết chế nhà nước hiện đại dễ rơi vào chủ nghĩa bảo trợ trên quy mô lớn. Điều này ít được quan tâm ở khu vực Đông Á hơn cá khu vự khác trên thế giới bởi vì khu vực này đã phát triển số lượng các nền dân chủ ít hơn so với Mỹ La tinh và châu Phi, và các nước dân chủ đầu tiên có xu hướng tập trung vào các nước công nghiệp đã sở hữu nhà nước mạnh. Mặc dù tôi không thảo luận về Philippines một chút nào, nhưng nó dường như là một trường hợp ngoại lệ đối với quy luật vừa chứng minh: giống như Mỹ vào thế kỷ 19, quốc gia này đã dân chủ hóa trước khi sở hữu một nhà nước hiện đại và bởi vậy đã trải kinh nghiệm sự đỡ đầu và bảo trợ trên diện rộng.

Cán cân giữa nhà nước- xã hội ở Đông Á đang thay đổi nhanh chóng dưới tác động của hai lực lượng chưa từng tồn tại trước đó hoặc có nhưng với sức mạnh rất yếu trong giai đoạn tiền hiện đại. Đầu tiên là công nghiệp hóa, công nghiệp hóa đã huy động những nhân tố xã hội mới đầy quyền lực như tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động vốn chưa từng tồn tại trong thời đại nông nghiệp. Lực lượng thứ hai tác động mạnh hơn nhiều trên bình diện quốc tế giữa các quốc gia, đó là toàn cầu hóa. Hàng hóa, dịch vụ, con người và các ý tưởng di chuyển nhanh chóng qua ranh giới quốc tế so với trước đó, điều này khiến cho các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát triển nội địa. Do vậy, nếu các nhà nước Đông Á có truyền thống vững mạnh, thì ngày nay chúng có thể đối mặt với cả sự kháng cự từ những nhóm mới trong xã hội và từ dòng chảy của các ý tưởng từ các khu vực khác trên thế giới. Dạng huy động xã hội tương tự đã thay đổi các xã hội châu Âu và đặt cơ sở cho nền dân chủ đang diễn ra ở Đông Á ngày nay.

Do đó, chúng ta cần nhìn rõ hơn vào tiến trình năng động mà qua đó nền dân chủ lan ra. Dân chủ đã trở thành hình thức tổ chức chính trị chi phối trên khắp thế giới, không chỉ bởi vì đây là một ý tưởng tốt mà còn bởi vì nó phụng sự cho lợi ích và được thúc đẩy bởi các nhóm xã hội nhất định. Những nhóm một lần nữa là sản phẩm của sự phát triển kinh tế và xã hội rộng hơn. Những ý tưởng sẽ phát sinh trong quá trình này, bên cạnh đó chúng tương tác và định hình những quan tâm vật chất của các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Chú thích:

  1. Data are for different years, based on availability: Japan, 1993; Ethiopia, 2005; South Korea, 1998; Indonesia, 2005; T anzania, 2007; China, 2005; Philippines, 2009; Argentina, 2010; Kenya, 2005; Mexico, 2008; Nigeria, 2010; Brazil, 2009; Angola, 2000.
  2. See Luis F . López-Calva and Nora Lustig, eds., Declining Inequality in Latin America: A Decade of Progress? (Washington, D.C.: Brookings Institution Press, 2010).
  3. The only country typically put in this category in Latin America is Chile under the dictator Augusto Pinochet, which achieved relatively high rates of economic growth as a result of market-friendly policies he put in place. In addition, Ethiopia under Meles Zenawi and Rwanda under Paul Kagame have been seen as incipient developmental states.
  4. On the premodern state in Southeast Asia, see T ony Day, Fluid Ir on: State Formation in Southeast Asia (Honolulu: University of Hawai‘i Press, 2002). For one account of state building in postcolonial Singapore and Malaysia, see Slater, Ordering Power. 27: WHY DID DEMOCRACY SPREAD? 1. Diamond, The Spirit of Democracy. 2. Tocqueville, Democracy in America, introdution; Francis Fukuyama, “The March of Equality,” Journal of Democracy 11, no. 1 (2000): 11–17. 3. On this correlation, see Seymour Martin Lipset, “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy,” American Political Science Review 53 (1959): 69–105; Larry Diamond, “Economic Development and Democracy Reconsidered,” American Behavioral Scientist 15, nos. 4–5 (1992): 450–99; Adam Przeworski et al., Democracy and Development: Political Institutions and Material W ell-Being in the World, 1950–1990 (Cambridge: Cambridge University Press, 2000). See also Acemoglu and Robinson, Why Nations Fail, which links development and democracy but shifts the causal direction. 4. For an overview of this whole literature, see James Mahoney, “Knowledge Accumulation in Comparative Historical Research: The Case of Democracy and Authoritarianism,” in James Mahoney and Dietrich Rueschemeyer , eds., Comparative Historical Analysis in the Social Sciences (New York: Cambridge University Press, 2003). Dietrich Rueschemeyer and coauthors Evelyne and John Stephens, for example, went over Moore’ s cases as well as additional ones from Latin America, and argue that the working class rather than the bourgeoisie were the main supporters of democracy, and that the middle classes as often as not were willing to ally themselves with reactionary landowners in supporting authoritarian governments. See Dietrich Rueschemeyer , Evelyne Huber Stephens, and John D. Stephens, Capitalist Development and Democracy (Chicago: University of Chicago Press, 1992); Guillermo A. O’Donnell, Modernization and Bur eaucraticAuthoritarianism: Studies in South American Politics (Berkeley: University of California Press, 1973). A later study by Ruth Collier argues by contrast that the working classes were not the primary drivers of democracy in many of the nineteenth-century transitions, though they played a larger role in the Third W ave transitions than commonly acknowledged. Her analysis of the European cases in some ways restores the validity of Moore’ s original linkage of the middle classes to democracy. Ruth Berins Collier , Paths T owar d Democracy: The W orking Class and Elites in W estern Eur ope and South America (New York: Cambridge University Press, 1999).
  5. Guillermo O’Donnell (Modernization and Bur eaucratic-Authoritarianism ), writing primarily about Latin America, put forward a theory about bureaucratic authoritarianism, which maintained that the bourgeoisie in countries at the periphery of the global system tended to support authoritarian governments as a means of coping with the problems created by deepening industrialization.
  6. Collier, Paths Toward Democracy, p. 35.
  7. Ibid., p. 80.
  8. On the role of large Prussian landowners blocking expansion of the franchise, see Daniel Ziblatt, “Does Landholding Inequality Block Democratization? A T est of the ‘Bread and Democracy’ Thesis and the Case of Prussia,” World Politics 60 (2008): 610–41.

Nguồn: Francis Fukuyama. 2014. Three Regions (bản dịch của Vũ Ngọc Khánh). Political Order and Political Decay: From the Industrial Revolution to the Globalization of Democracy. Farrar, Straus and Giroux. Sản phẩm do nhóm Tinh Thần Khai Minh chủ trương chuyển ngữ.