Hội thảo Alexis de Tocqueville – Nền dân trị Mỹ

Đây là buổi hội thảo thứ 4 trong chuỗi Seminar được tổ chức đều đặn hàng tháng do nhóm Tinh Thần Khai Minh và NXB Tri Thức tổ chức, nhằm mục đích khuyến khích tinh thần học hỏi thông qua sách vở, đồng thời tạo dựng một môi trường trao đổi kiến thức và ý tưởng cho giới trẻ.

poster4

Trong buổi Seminar lần này, chúng tôi giới thiệu cuốn sách “Nền dân trị Mỹ của Alexis de Tocqueville.

Thông tin hội thảoKhung chương trìnhGiới thiệu nội dungĐăng ký & Liên hệ

Đơn vị tổ chức:

Nhóm Tinh thần Khai Minh,

Nhà xuất bản Tri Thức,

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Thời gian: 14h00 đến 16h30 ngày 30 tháng 01 năm 2015

Địa điểm: Hội trường tầng 3, Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Chủ trì: Giáo sư Chu Hảo

Điều phối & diễn giả: Nhóm Tinh Thần Khai Minh

Khách mời: Dịch giả Phạm Toàn

Phần 1: GS. Chu Hảo giới thiệu

Phần 2: Phần trình bày của các diễn giả nhóm Tinh Thần Khai Minh

Phần 3: Khách mời chia sẻ

Phần 4: Thảo luận

 

Đọc Locke, Montesquieu, hay Rousseau khiến cho chúng ta rất tin tưởng vào nền dân chủ, và cho rằng chỉ cần thiết lập nền dân chủ là mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, sự thực là nếu nền dân chủ nếu không được thiết lập đúng đắn thì nó còn tệ hơn cả các chính thể chuyên chế hiện nay, không những không mang lại tự do mà còn làm mất đi cả sự ổn định. Và chúng ta sẽ hiểu tại sao như vậy khi đọc “Nền dân trị Mỹ”. Đọc “Nền dân trị Mỹ” khiến chúng ta trở nên thận trọng, chúng ta không chỉ ủng hộ cho nền dân trị (vì đó là một sự kiện khách quan) mà còn biết phải chuẩn bị điều gì để cho nền dân trị vận hành một cách thành công. Ngược lại rất có thể chúng ta sẽ giống với các nhà Cách mạng pháp – Cách mạng kết thúc với sự khủng bố và khôi phục nền quân chủ”.

Alexis De Tocqueville (1805 – 1859) sinh ra trong một gia đình quý tộc người Pháp, tuy nhiên ở Mỹ từ lâu ông đã trở thành một huyền thoại, một thần tượng, vì được xem là đã hiểu nước Mỹ hơn cả người Mỹ. Tác phẩm “Nền dân trị Mỹ” của ông (Bao gồm hai tập: Tập 1 được viết vào năm 1835, tập 2 viết vào năm 1840) – bên cạnh bản Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ – được tôn thờ gần như là một thứ “Tôn giáo chính trị”. Ở châu Âu, tuy tên tuổi và tác phẩm của ông ít phổ biến hơn so với ở Mỹ, ông vẫn thường được khen là “Montesquieu của thế kỷ XIX”, và trong mọi cuộc thảo luận về nền chính trị học hiện đại, ông vẫn được xem trọng bên cạnh các tên tuổi lớn của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX như: John Stuart, Karl Max, Auguste Comte, Max Weber…

Với những nghiên cứu sâu sắc về nền dân trị, Tocqueville đã phát hiện ra rằng: nền dân trị là hình thức xã hội duy nhất khả hữu của thời hiện đại. Nếu các nhà tư tưởng thế kỷ XVIII còn xem nền dân trị là một hình thức cai trị bên cạnh các hình thức khác hoặc như một hoài niệm về nền dân trị cổ đại, thì Tocqueville hiểu nền dân trị trước hết là một hiện tượng xã hội phổ biến. Đặc điểm khu biệt của xã hội dân chủ là sự bình đẳng của những điều kiện – được hiểu như là một tiến trình bảo đảm cương vị công dân và sự bình đẳng về cơ hội cho mọi người. Một cách logic, chủ quyền của nhân dân và sự bình đẳng về các quyền chính trị là thuộc về “loại hình lý tưởng” của một thể chế chính trị dân chủ. Với cách tiếp cận ấy, nhất là với sự phân biệt giữa lĩnh vực xã hội và lĩnh vực chính trị, Tocqueville có căn cứ để nhận diện và xác định thuộc tính “dân chủ” cho cộng đồng nào đảm bảo được quyền tham gia công khai, không hạn chế của mọi công dân vào các vị trí kinh tế xã hội và chính trị. Như thế, dân trị là “khái niệm giới hạn” để phân biệt với các hình thức cai trị khác trong lịch sử.

Tuy nhiên, Tocqueville thuộc về những người không tin rằng bản thân nền dân trị có thể giải quyết được hết mọi vấn đề. Ở đây, ông thấy cả mặt sáng lẫn mặt tối, thấy thách thức, nguy cơ lẫn cơ hội. Theo ông, nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tùy thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề đang còn nóng bỏng tính thời sự:

– Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trị đến đâu?

– Làm sao hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?

– Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng quay trở về với cuộc sống riêng tư (ông gọi là “chủ nghĩa cá nhân”) ngày càng gia tăng trong nhân dân?

– Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội: hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng?

Những câu hỏi này cũng đang là mối bận tâm của nhiều nhà lý luận chính trị hiện nay trên thế giới.

☛ Đăng kí tham gia tại link để nhận thư mời tham dự và tài liệu từ ban tổ chức: http://bit.ly/1wdfE7H
☛ Thời hạn đăng ký : 12 ngày 27/11/2015
☛ Thời gian bắt đầu: 14h00 – 16h30 thứ 6 ngày 30/01/2015
☛ Địa điểm: Hội trường tầng 3, Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Ban Truyền thông Nhà xuất bản Tri thức
Email: seminar.trithuc@gmail.com

Ban Truyền thông nhóm Khai Minh
Email: tinhthankhaiminh@gmail.com

24943-h5
4cc91-h3
3d9b5-h1