Hội thảo “Luận bàn về tự do lựa chọn”

Đây là buổi hội thảo thứ 8 trong chuỗi Seminar được tổ chức đều đặn hàng tháng do nhóm Tinh Thần Khai Minh và NXB Tri Thức tổ chức, nhằm mục đích khuyến khích tinh thần học hỏi thông qua sách vở, đồng thời tạo dựng một môi trường trao đổi kiến thức và ý tưởng cho giới trẻ.

0-poster

Thông tin hội thảoKhung chương trìnhGiới thiệu nội dungĐăng ký & Liên hệ

Hội thảo: Luận bàn về tự do lựa chọn

Đơn vị tổ chức:

Nhóm Tinh Thần Khai Minh,

Nhà xuất bản Tri Thức,

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Thời gian: 14h00 đến 16h30 ngày 30 tháng 10 năm 2015

Địa điểm: Hội trường tầng 4, Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Chủ trì: Giáo sư Chu Hảo

Điều phối & diễn giả: Nhóm Tinh Thần Khai Minh

Khách mời: GS. Nguyễn Văn Trọng

Phần 1: GS. Chu Hảo giới thiệu

Phần 2: Phần trình bày của các diễn giả nhóm Tinh Thần Khai Minh

Phần 3: Khách mời chia sẻ

Phần 4: Thảo luận

Tự do là hai từ khá quen thuộc với chúng ta, vì nó được sử dụng rộng rãi trong đời sống khi nói đến cá nhân, tập thể, quốc gia. Tuy nhiên khi đi sâu vào tìm hiểu khái niệm Tự do, thì chúng ta mới nhận ra khái niệm Tự do có một lịch sử rất phức tạp, và được sử dụng cho rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Theo Berlin trong tác phẩm “Bốn tiểu luận về tự do”, thì trong lịch sử khái niệm Tự do được sử dụng với hơn hai trăm nghĩa khác nhau. Phức tạp là vậy, song Tự do lại là một khái niệm cực kì quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong tư tưởng chính trị, nên việc tìm hiểu nó có một ý nghĩa to lớn đối với chúng ta. Chúng ta thấy rằng, tất cả mọi người, từ cánh tả đến cánh hữu đều tự xưng là những người bảo vệ sự tự do của con người, song trong thực tế sự bảo vệ đó lại dẫn những hệ quả khác nhau, đôi khi rất thảm khốc như hệ quả của việc “buộc phải tự do”.

Hội thảo lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm tự do trong khuôn khổ tư tưởng Tây phương. Chúng ta biết về khái niệm Tự do Tây phương qua các tác phẩm của Locke với “Khảo luận thứ hai về chính quyền”, Mill với “Bàn về tự do”… Vậy Locke, Mill hiểu về Tự do như thế nào, và cách hiểu của họ nên được xếp ở phái nào trong những cách hiểu về Tự do. Vậy còn Rousseau, Kant, Marx thì sao, họ hiểu Tự do như thế nào…

Bên cạnh đó, chúng ta còn được nghe lời chia sẻ hai khách mời nổi tiếng:

(1) Giáo sư Nguyễn Văn Trọng, người đã dịch nhiều cuốn sách về Tự do Tây phương như “Bàn về tự do”, “Bốn tiểu luận về tự do”,… và tác phẩm mới xuất bản gần đây của ông: “Các ghi chép về quyền tự do lựa chọn”. Trong hội thảo lần này, GS Trọng sẽ chia sẻ với chúng ta về quyền Tự do lựa chọn, một vấn đề đã được trình bày trong cuốn sách tâm huyết ở trên của ông.

(2) GS Chu Hảo, Giám đốc nhà Xuất bản Tri thức, GS Chu Hảo có nhiều đóng góp cho công cuộc Khai sáng ở Việt Nam, thông qua việc bảo trợ cho các hoạt động xuất bản, hội thảo… nhằm phổ biến các giá trị tinh hoa của Tây phương vào Việt nam. GS Hảo sẽ chia sẻ với chúng ta về thế hệ của ông, về những băn khoăn trí tuệ của họ trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, và đối với họ Tự do thực sự có ý nghĩa như thế nào.

Mời các bạn đăng kí tham gia để nhận thư mời tham dự và tài liệu từ ban tổ chức: http://bit.ly/seminar102015

– Thời hạn đăng ký : 23 giờ ngày 28/10/2015
– Thời gian diễn ra hội thảo: 14h00 – 16h10 thứ 6 ngày 30/10/2015
– Địa điểm: Hội trường tầng 4, tòa nhà VUSTA (Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam), 53 Nguyễn Du, Hà Nội

Ban Truyền thông Nhà xuất bản Tri thức
Email: seminar.trithuc@gmail.com

Ban Truyền thông nhóm Khai Minh
Email: tinhthankhaiminh@gmail.com

1
8-tudo-pic-15
8-tudo-pic-12
8-tudo-pic-8
8-tudo-pic-7
8-tudo-pic-3
8-tudo-pic-16
12193811_10153824232100209_5459705157432953923_n